Thuế giá trị gia tăng là gì? Những quy định mới nhất về thuế GTGT

thuế giá trị gia tăng là gì

1. Khái niệm thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế xuất hiện trong đời sống hằng ngày rất nhiều, chúng ta có thể bắt gặp loại thuế này khi mua bất kỳ sản phẩm nào tại các cửa hàng, siêu thị có xuất hóa đơn. Trong các hóa đơn phần thuế giá trị gia tăng chính là phần thuế GTGT hoặc VAT với mức là 10%. Vậy bạn có biết, phần thuế này là gì? Chúng được quy định như thế nào không?

Thuế giá trị gia tăng hay còn gọi là VAT chính là phần thuế thu vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ khi sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là, thuế GTGT được phát sinh khi một sản phẩm từ dạng nguyên vật liệu qua quá trình sản xuất tạo thành một sản phẩm mới có giá trị cao hơn hay tăng thêm.

Ví dụ dễ hiểu rằng công ty A mua bông về để sản xuất thành vải bán ra thị trường. Vậy lô vải mà công ty A này bán ra buộc phải đóng thuế giá trị gia tăng. Giả sử công ty B mua lại lô vải của công ty A và sản xuất thành lô áo phông, bán ra thị trường. Lúc này công ty B cũng phải đóng thuế GTGT cho lô áo phông đó.

Tuy nhiên, thuế gtgt chỉ là loại thuế gián thu, có nghĩa là thuế gtgt là do người tiêu dùng trả kèm theo giá bán sản phẩm thực tế của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp mới đem khoản tiền này nộp lại cho nhà nước chứ không phải khoản tiền thuế gtgt là do doanh nghiệp trả.

thuế giá trị gia tăng là gì
Thuế GTGT xuất hiện trong các hóa đơn thanh toán

2. Đặc điểm của thuế GTGT

Thuế GTGT có 4 đặc điểm giúp phân biệt nó với những loại thuế khác. Đó là:

  • Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT là hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Thuế GTGT điều tiết đối với phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong các khâu của quá trình từ sản xuất, lưu  thông cho đến khi tiêu dùng.
  • Thuế GTGT có phạm vi tác động rất rộng, đánh hầu như vào tất cả hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Thuế GTGT có thể phát sinh nhiều lần, xuất hiện ở mỗi khâu của quá trình kinh doanh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, người tiêu dùng là người phải trả tiền thuế cho tất cả các khâu trước đó.

3. Vai trò của thuế GTGT

  • Thuế GTGT góp phần làm lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể khi nó bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ.
  • Giúp nhà nước kiểm soát được các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa nhờ kiểm soát được hệ thống hóa đơn chứng từ, khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là trốn thuế.
  • Góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý thông qua việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu ngay khi hàng hóa đó xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam; bên cạnh đó, thuế GTGT đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo ra thuế GTGT đầu ra để được hoàn thuế GTGT đầu vào
thuế giá trị gia tăng là gì
Thuế GTGT

4. Những nhóm hàng hóa, dịch vụ nào không phải chịu thuế GTGT

  • Nhóm hàng hóa được Nhà nước khuyến khích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
  • Các trường hợp nếu nộp thuế thì không thực hiện mục đích điều tiết của thuế do người chịu thuế suy cho cùng là Nhà nước.
  • Các trường hợp đã được điều tiết bởi một sắc thuế khác, nếu điều tiết bằng thuế giá trị gia tăng sẽ dẫn đến trùng thuế
  • Các hàng hóa dịch vụ không phát sinh giá trị gia tăng hoặc không thể xác định được giá trị gia tăng.
  • Nhóm hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích công cộng, mục đích nhân đạo cần khuyến khích phát triển.
  • Hàng hóa, dịch vụ không tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Hàng hoá, dịch vụ của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu Nhà nước quy định đối với công chức nhà nước. Thu nhập được xác định bằng doanh thu trừ chi phí hợp lý hoạt động kinh doanh của cá nhân kinh doanh đó.
  • Các trường hợp còn khác
thuế giá trị gia tăng là gì
Vai trò của thuế GTGT là gì?

5. Cách tính thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT có 2 phương pháp để tính chính là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng.

5.1. Phương pháp khấu trừ thuế

Phương pháp khấu trừu thuế được quy định cụ thể tại Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng. Cụ thể để áp dụng phương pháp này, các tổ chức cần đảm bảo thỏa mãn 2 điều kiện, đó là:

  • Có hoá đơn giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp mua dịch vụ.
  • Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.
  • Có doanh thu trên 1 tỷ đồng, nếu dưới 1 tỷ đồng cần đăng ký áp dụng phương pháp này.

Công thức tính trong phương pháp này là:

Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

  • Thuế GTGT đầu vào là thuế GTGT mà tổ chức đã phải trả cho các hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh
  • Thuế GTGT đầu ra chính là khoảng thuế GTGT tính trên các sản phẩm, dịch vụ đã bán ra mà tổ chức đã sản xuất, kinh doanh.
thuế giá trị gia tăng là gì
Phương pháp khấu trừ thuế

5.2 Phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm

Các đối tượng áp dụng phương pháp tính này bao gồm:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật thuế GTGT.
  • Hộ, cá nhân kinh doanh
  • Tổ chức kinh tế khác
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại VN nhưng có doanh thu phát sinh tại VN chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp HH, DV để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên VN khấu trừ nộp thay

Công thức tính trong phương pháp này là:

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT * Tỷ lệ %

Trong đó giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ được xác định như sau:

  • Nếu đối tượng nộp thuế có hóa đơn mua vào và hóa đơn bán ra thì giá trị gia tăng được xác định bằng cách lấy giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ đi giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh đã thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn, chứng từ theo chế độ, xác định được đúng doanh thu bán hàng nhưng không có hóa đơn mua hàng thì giá trị gia tăng được xác định theo tỷ lệ giá trị gia tăng trên doanh thu.

Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

  • Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%
  • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
  • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
  • Hoạt động kinh doanh khác: 2%

Trên đây là những nội dung liên quan đến thuế giá trị gia tăng là gì, phương pháp tính ra sao,… Hy vọng bạn đã nắm được những quy định về pháp luật thuế.