Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [Mới nhất]

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức theo quy định tại bộ luật đất đai 2013 sẽ gồm những quy trình gì? Tất cả mọi vấn đề liên quan sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc cần được tư vấn về đến thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hãy liên hệ cho chúng tôi qua đường dây nóng 1900.633.705 của Tổng Đài Pháp Luật để được hỗ trợ sớm nhất.

Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu 

Anh Sơn (Hà Nội) có câu hỏi về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:

Thưa luật sư, tôi đang có kế hoạch sử dụng mảnh đất của tôi, đây là mảnh ruộng của nhà và mới được nhà nước cho quy hoạch vào khoảng 2 tháng trước. Nếu tôi sử dụng mảnh đất này thì tôi không biết là người sử dụng lần đầu có hạn chế gì không. Xin luật sư tư vấn giúp tôi về lịch sử các loại giấy chứng nhận qua các thời kỳ sử dụng và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu hay không?

>>> Tư vấn về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Gọi ngay dịch vụ tư vấn luật đất đai Tổng Đài Pháp Luật 1900.633.705

Trả lời

Vấn đề thứ nhất, về lịch sử các loại giấy chứng nhận qua các thời kỳ sử dụng đất:

Theo quy định tại luật đất đai 2013 thì việc cấp giấy chứng nhận qua các thời kỳ sử dụng đất trước đó đã hết hiệu lực nên chúng tôi không thể cung cấp cho bạn bất kỳ thông tin nào liên quan đến câu hỏi thứ nhất này.

Vấn đề thứ hai, về trình tự và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Căn cứ theo điều 70 của Nghị định số 43/2014 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất.

Đối với hồ sơ để yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Căn cứ theo quy định tại điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của bộ tài nguyên và môi trường về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu.

Khi muốn thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì yêu cầu bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ gồm có: đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu, các giấy tờ, văn bản, tài liệu làm bằng chứng chứng minh việc tồn tại của mảnh đất, CMND/CCCD/hộ chiếu và hồ sơ thông tin cá nhân có dán ảnh và được công chứng của nhà nước.

Nếu trong trường hợp bạn là công dân thuộc đối tượng miễn giảm lệ phí thì trong hồ sơ bạn cần có bằng chứng chứng minh bạn thuộc gia đình hộ nghèo, con thương binh bệnh binh,….

Khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn và bên bán hãy đến văn phòng công chứng tại UBND cấp xã nơi bạn sinh sống để ký hợp đồng, công chứng và thực hiện sang tên cho bên mua. Lúc này bên mua phải có nghĩa vụ trả hết số thuế và tiền đặt cọc, khi hoàn tất bạn sẽ được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hãy gọi cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.633.705 hoặc gửi về địa chỉ email Tổng đài pháp luật để được tư vấn

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi chuyển nhượng

Khi thực hiện chuyển nhượng đất, bạn cần quan tâm và thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Thực hiện ký hợp đồng đặt cọc về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và có chữ ký của hai bên tham gia
  • Bước 2: Tại phòng công chứng, hai bên tham gia phải thực hiện ký hợp đồng chuyển nhượng. 
  • Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ để chuyển đổi tên và nộp thuế đúng theo quy định của pháp luật.

Dưới đây là cụ thể quy trình làm việc để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tham khảo: 

Bước 1: Thực hiện ký hợp đồng đặt cọc về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trong lần ký kết đầu tiên, để đảm bảo miếng đất đó người bán sẽ chuyển nhượng riêng cho bên mua và không có bất cứ bên thứ ba nào tham gia thì bên mua phải tiến hàng ký hợp đồng và đặt cọc cho bên bán với số tiền bằng khoảng 5-10% giá trị của lô đất. Đây được coi là lần thanh toán đầu tiên trong việc chuyển nhượng đất. Về thời hạn đặt cọc sẽ là khoảng 2-3 tuần kể từ khi ký hợp đồng.

Nếu trong trường hợp, bên mua không có đủ số tiền hay không muốn đặt cọc vào thời gian đó thì hai bên có thể không cần phải ký hợp đồng đặt cọc mà sau đó có thể đến Phòng Công chứng để tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng và cam kết thanh toán tiền 1 lần cho bên bán. 

Bước 2: Tại phòng công chứng, hai bên thực hiện ký hợp đồng chuyển nhượng

Ngày đăng ký sẽ được quyết định bởi 2 người mua và bán, khi đến hạn, hai bên sẽ phải đến phòng công chứng để thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu mảnh đất cho bên mua. 

Quyền chuyển nhượng sử dụng đất được thành công ngay sau khi hợp đồng được hai bên ký tên, lăn tay và có đóng dấu của cơ quan thẩm quyền. Thông thường, thời gian công chứng sẽ là khoảng 1 giờ. Ngay sau đó, bên mua sẽ thực hiện thanh toán lần hai để trả hết số tiền còn lại của mảnh đất đó cho bên bán. Sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục trên thì phòng công chứng sẽ giữ lại hồ sơ chuyển nhượng cho đến khi bên mua thanh toán đầy đủ số tiền cho bên mua. 

Bước 3: Tiến hành nộp hồ sơ chuyển đổi tên và nộp thuế theo quy định

Bước cuối cùng để sở hữu mảnh đất đó là bên mua phải nộp hồ sơ tại phòng công chứng để có thể thực hiện sang tên. Sau đó, bên mua phải nộp đủ thuế trong thời hạn 10 ngày theo đúng quy định của pháp luật và sau 10 ngày đó cơ quan Nhà nước sẽ cấp sổ đỏ cho bên mua hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng). Lúc này, mảnh đất đó sẽ đứng tên bạn một cách hợp pháp. 

Như vậy, bạn có thể thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ với 3 bước bao gồm: ký hợp đồng đặt cọc (nếu có), tại phòng công chứng hai bên mua và bán thực hiện ký hợp đồng chuyển nhượng và hoàn tất các khoản đặt cọc, lệ phí về thuế, Sau khi hoàn thành các giấy tờ và hồ sơ liên quan, Nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn. 

Mọi thắc mắc xin gửi về cho chúng tôi qua tổng đài tư vấn trực tuyến miễn phí 1900.633.705 hoặc các bạn có thể gửi qua email đối với những vấn đề phức tạp hơn để được các luật sư của chúng tôi hỗ trợ giải đáp. 

Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thừa kế

Để có thể nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có yếu tố thừa kế thì bạn cần phải thực hiện theo đúng trình tự sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục để khai nhận di sản tại phòng công chứng

Để thực hiện thủ tục, trước hết bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau trong hồ sơ: Lưu ý: Các giấy tờ trên đều cần phải được công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền

– Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế (bố bạn)

– CMND/ hộ chiếu hoặc hộ khẩu của những người sau: anh em của bố bạn, bố bạn.

– Giấy chứng tử của ông bà bạn

– Di chúc (nếu có)

– Các giấy tờ, tài liệu có thể chứng minh cho quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản thừa kế như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ/ sổ hồng), quyền sở hữu nhà ở, sổ tiết kiệm, giấy phép mua bán hợp pháp,…

Sau khi hoàn thành các giấy tờ trên, công chứng viên sẽ có nhiệm vụ thông báo và niêm yết thông tin đến UBND xã/ phương nơi mà người để lại tài sản thừa kế thường trú.  

Nếu như không có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra sau ngày niêm yết thì công chứng viên sẽ tiếp tục xếp lịch để người được hưởng di sản ký kết văn bản khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản. Sau khi hoàn thành đầy đủ các giấy tờ và đã ký đầy đủ các văn bản, người thừa kế cần mang đến phòng công chứng để xác nhận thỏa thuận phân chia tài sản. 

Bước 2: Người thừa kế tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất tại UBND quận/ huyện/ thị xã nơi nhận được di sản sau khi đã ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

– Trước hết, bạn cần đến UBND để nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ của bạn, cơ quan quản lý nhà ở sẽ kiểm tra, xem xét các giấy tờ liên quan đến mảnh đất đó và họ sẽ gửi thông tin mảnh đất tới cơ quan thuế của nhà nước để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có)

– Nếu cơ quan thuế tiếp nhận được thông tin của cơ quan quản lý về việc đóng thuế thì họ sẽ gửi thông báo đến cho bạn. Nếu trong trường hợp bạn là người có điều kiện được miễn, giảm thuế thì bạn sẽ không cần phải thực hiện thao tác này.

– Khi đã đóng đầy đủ thuế và nộp lại biên lai, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai thì bạn sẽ được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ/ sổ hồng) và quyền sở hữu nhà ở. 

– Về thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: sẽ tối đa 30 ngày kể từ ngày hồ sơ của bạn đủ điều kiện. 

Bước 3: Làm hồ sơ đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất

Khi làm hồ sơ để đăng ký kế thừa quyền sử dụng đất thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở

– Các giấy tờ về thừa kế bao gồm: Di chúc, Văn bản khai nhận di sản thừa kế (có chứng thực);

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh về quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của người để lại di sản;

– Bản sao Giấy khai sinh của người thừa kế của người đã mất làm cơ sở miễn nộp nghĩa vụ tài chính (thuế thu nhập cá nhân).

– Giấy chứng tử

– Tờ khai nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất và Tờ khai nộp lệ phí trước bạ nhà đất.

– Lệ phí trước bạ là 0,5% (Giá đất để tính lệ phí trước bạ là giá đất do UBND tỉnh ban hành áp dụng tại thời điểm đăng ký nộp lệ phí trước bạ).

Với trường hợp của bạn, để có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông, bố bạn cần phải nộp đầy đủ hồ sơ giấy tờ liên quan đến thông tin cá nhân, di chúc, tờ khai tử, thông tin về thửa đất đến văn phòng đất đai tại UBND nơi bạn sinh sống. Lúc này, người thừa kế là bố của bạn cần phải thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất và làm hồ sơ kế thừa, lệ phí trước bạ sẽ là 0.5% tổng giá trị của đất mà bạn đang sở hữu. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn có thể nhanh tay nhấc máy và gọi đến cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.633.705 để được tư vấn 24/7

Khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mất bao nhiêu tiền?

Anh Tùng (Hà Nội) có câu hỏi:

Thưa luật sư, tôi vừa được bố tôi tặng cho mảnh đất vào dịp sinh nhật và hiện tại mảnh đất đó đã có đầy đủ sổ đỏ nhưng bây giờ bố tôi muốn sang tên và sang quyền sử dụng đất cho tôi thì cần bao nhiêu tiền để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vậy luật sư? Nhưng được biết mảnh đất đó trước đây bố tôi mua từ thời rất lâu, khi ký hợp đồng thì chỉ được viết tay và chưa được công chứng. 

>>> Tư vấn điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật đất đai năm 2013: Gọi 1900.633.705

Trả lời

Đối với trường hợp của bạn có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thì trước hết xét về việc hợp đồng đất chỉ được ký bằng tay nhưng chưa được chứng thực bởi cơ quan thẩm quyền của nhà nước. Căn cứ theo quy định tại điểm b, khoản 1 điều 127 có nội dung như sau: “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chức thực của Ủy ban  nhân dân xã, phường nơi có đất”. 

Nếu như trường hợp hợp đồng của mảnh đất đó không tuân thủ theo đúng quy định về hình thức đã nêu thì tất cả các giấy tờ về quyền sử dụng đất sẽ không có hiệu lực. Tuy nhiên, trong trường hợp giao dịch dân sự đã được thực hiện bằng văn bản nhưng không có dấu công chứng của nhà nước mà trong khi đó các bên liên quan đã thực hiện ⅔ nghĩa vụ có trong hợp đồng giao dịch thì tòa án sẽ quyết định công nhận hiệu lực của văn bản đó. Vì thế, trường hợp của bạn sẽ không cần công chứng vẫn có thể được. 

Căn cứ Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục quyền chuyển theo quy định. 

Vấn đề thứ hai là khi thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ mất bao nhiêu tiền:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 45/2014/NĐ-CP và khoản 3 Điều 2 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng thu tiền quyền sử dụng đất và căn cứ tính tiền sử dụng đất.

Như vậy, mức phí khi thực hiện thủ tục quyền sở hữu nhà đất sẽ phụ thuộc vào số diện tích mà bạn có là 50% hoặc 100% trong hạn mức giao đất ở theo quy định tại bảng giá đất. Vì thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi chưa đủ nên chúng tôi không thể tư vấn rõ hơn về mức lệ phí cụ thể mà bạn phải chi trả khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu như các bạn vẫn còn thắc mắc trong câu trả lời hoặc muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vui lòng trao đổi trực tiếp với luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.633.705 để nhận được sự tư vấn, giải đáp. 

Thời gian giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Căn cứ theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về thời hạn giải quyết thủ tục hồ sơ như sau:

– Kể từ ngày tiếp nhận, hồ sơ sẽ được xử lý không quá 30 ngày và đối với các xã ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời gian giải quyết sẽ không quá 40 ngày

– Thời gian xử lý sẽ không tính vào ngày nghỉ, ngày lễ, không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã và thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, không tính thời gian xem xét xử lý trường hợp vi phạm pháp luật và thời gian trưng cầu giám định.

Trên đây là thời gian để giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì miếng đất bạn làm không thuộc vào các xã ở vùng sâu, vùng xa nên thủ tục sẽ được xử lý trong vòng 3 ngày không tính cả ngày nghỉ, ngày lễ. 

Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Về lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được quy định như sau: 

1. Đối với tổ chức

  • Lệ phí thẩm định hồ sơ cấp giấy: 
    • Cấp quyền sử dụng đất: 920.000 đồng/ hồ sơ
    • Cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là 910.000 đồng/ hồ sơ
    • Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có lệ phí ý: 1.200.000 đồng/ hồ sơ
  • Lệ phí khi cấp giấy chứng nhận:
    • Cấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 100.000 đồng/ hồ sơ
    • Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là: 500.000 đồng/ hồ sơ
  • Trường hợp được miễn nộp lệ phí
    • Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày 19/10/2009 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP do thủ tướng chính phủ ban hành. 
    • Đối với trường hợp người dân tự nguyện hiến đất theo các cuộc vận động của Nhà nước và Nhà nước thực hiện thu hồi một phần thửa đất thì sẽ được miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai
    • Trường hợp thay đổi diện tích hình thửa đất do các tác động sạt lở tự nhiên.

2. Đối với hộ gia đình và cá nhân

  • Lệ phí thẩm định hồ sơ cấp giấy
    • Cấp quyền sử dụng đất: 520.000 đồng/ hồ sơ
    • Cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 510.000 đồng/ hồ sơ
    • Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 790.000 đồng/ hồ sơ
  • Trường hợp được miễn nộp phí
    • Những cá nhân gia đình thuộc hộ nghèo, người cao tuổi từ 60 trở lên, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc ở vùng thiểu số có điều kiện kinh tế khó khăn
    • Đối với trường hợp bồi thường đất hoặc giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi.
    • Lệ phí khi cấp giấy chứng nhận

Đối với các phường thuộc thành phố Huế, phường thuộc thị xã sẽ có lệ phí như sau:

  • Cấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có lệ phí: 25.000 đồng/ hồ sơ
  • Cấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở,  tài sản khác gắn liền với đất: 25.000 đồng/ hồ sơ

Đối với các thị trấn:

  • Cấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 12.500 đồng/ hồ sơ
  • Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 25.000 đồng/ hồ sơ

Trường hợp được miễn lệ phí

  • Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày 19/10/2009 của Nghị định số 88/2009/NĐ-CP do thủ tướng chính phủ ban hành. 
  • Đối với trường hợp hộ gia đình và cá nhân ở nông thôn. Nhưng đối với trường hợp hộ gia đình và cá nhân có hộ khẩu tại phường thuộc thành phố hoặc phường thuộc thị trấn, thị xã nhưng được cấp giấy chứng nhận ở nông thôn thì trong sẽ không được miễn lệ phí.
  • Đối với trường hợp bồi thường bằng đất giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi.
  • Đối với trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi một phần thửa đất
  • Trường hợp người dân tự nguyện hiến đất theo các cuộc vận động của Nhà nước sẽ được miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai.
  • Miễn nộp lệ phí đối với trường hợp thay đổi diện tích, hình thể thửa đất do các tác động sạt lở tự nhiên.

Đối với trường hợp của bạn là cá nhân muốn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì lệ phí sẽ giao động từ 510.000-520.000 đồng nếu thẩm định hồ sơ cấp giấy. Nếu bạn ở thành phố, thị xã, phường ở Huế thì có lệ phí là 25.000 đồng/ hồ sơ, nếu bạn ở khu vực thị trấn sẽ giao động từ 12.000- 25.000/ hồ sơ. Bên cạnh đó, nếu bạn là công dân thuộc diện miễn giảm lệ phí ở trên thì sẽ không phải mất phí khi thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Trên đây là tất cả những quy định về lệ phí và trường hợp thuộc diện miễn, giảm lệ phí khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu trong quá trình tìm hiểu thông tin mà bạn vẫn còn chưa rõ về các vấn đề liên quan thì hãy gọi đến Tổng đài pháp luật của chúng tôi, các luật sư luôn ở đây và thường trực 24/7 để hỗ trợ giải đáp thắc mắc của các bạn. 

Liên hệ tổng đài tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Để có thể được tư vấn về những vấn đề liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận sử dụng đất một cách nhanh nhất, các bạn có thể liên hệ đến tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội thông qua một số số hình thức tư vấn dưới đây

Cách 1: Tư vấn qua số điện thoại tổng đài 1900.633.705 

Để nhận được sự tư vấn từ các luật sư, chuyên viên tư vấn về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất uy tín nhất, bạn chỉ cần thực hiện các thao tác rất đơn giản. Đó là chuẩn bị một chiếc điện thoại, hãy nhấc máy và gọi theo đường dây nóng 1900.633.705. Các luật sư và chuyên viên tư vấn tại tổng đài đã có nhiều năm kinh nghiệm để có thể lắng nghe và đưa ra hướng giải quyết cho những thắc mắc của bạn một cách nhanh chóng nhất. Tư vấn qua điện thoại là cách tư vấn giúp tiết kiệm thời gian nhất cho bạn.

Cách 2: Tư vấn qua địa chỉ email Tổng đài pháp luật

Bên cạnh hình thức gọi điện đến số điện thoại 1900.633.705 thì bạn có thể gửi email đến Tổng Đài Pháp Luật để có thể được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất về các vấn đề về mà bạn đang gặp phải liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khi được tư vấn bằng email, bạn có thể sử dụng văn bản để làm bằng chứng chứng minh cho các vấn đề mà bạn đang gặp phải và sẽ dễ dàng hơn trong việc thuyết phục đối phương. Sau khi đã gửi vấn đề đến cho luật sư, cước phí sẽ được gửi đến để bạn tham khảo.

Cách 3: Tư vấn trực tiếp tại văn phòng luật sư hoặc đến địa chỉ yêu cầu của khách hàng

Ngoài hình thức tư vấn qua số điện thoại, email như đã được trình bày ở trên, bạn có thể đến trực tiếp văn phòng của luật sư hoặc gửi địa chỉ để được luật sư đến đúng địa điểm mà bạn yêu cầu để được giải đáp về các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mọi việc làm của chúng tôi đều mong muốn đưa đến khách hàng của mình những trải nghiệm thoải mái nhất. 

Qua bài viết trên với những thông tin hữu ích mà Tổng đài pháp luật đưa ra, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn theo số điện thoại 1900.633.705 để được các luật sư tư vấn 24/7. Với những trường hợp mang tính chất phức tạp, bạn có thể hỏi qua email hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp với luật sư để nhờ sự tư vấn.