Khách thể là gì? Ví dụ về khách thể của quan hệ pháp luật

khách thể là gì

Đối với dân luật chắc chắn cần phải hiểu khách thể là gì? Bởi đó là một trong những khái niệm hay gặp nhất. Trong mỗi môn luật khác nhau, bài học đầu tiên luôn luôn nhắc đến khách thể đặc trưng của từng ngành luật. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ khái niệm này.

1. Khách thể là gì?

Cho đến bây, không có bất cứ một văn bản vi phạm pháp luật nào định nghĩa rõ về khách thể là gì, nhưng qua một số đặc điểm, các trường hợp cụ thể có hiểu: Khách thể là một lợi ích về vật chất hoặc về tinh thần hoặc lợi ích cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. Mà khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó, các chủ thể đều mong muốn đạt được.

khách thể là gì
Lợi ích về vật chất là một loại khách thể

Mặt khác, trong mỗi quy phạm pháp luật đa số đều được cấu thành từ 4 thành phần: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan. Chình vì vậy mà khách thể cũng có rất nhiều loại.

Ví dụ về một trường hợp khách thể trong quan hệ dân sự: A tự sáng tác ra một tác phẩm nghệ thuật và đem đi đăng ký bản quyền thì khách thể ở đây chính là quyền bản quyền đối với tác phẩm nghệ thuật đó. Một ví dụ khác, A trộm cắp 1 chiếc xe máy của B, trong tình huống này khách thể chính là quyền sở hữu tài sản là chiếc xe máy của B bị A xâm phạm. Lưu ý, chiếc xe máy trong trường hợp này chính là đối tượng tác động chứ không phải là khách thể, rất nhiều bạn bị nhầm lẫn ở điểm này.

2. Khách thể nghiên cứu là gì?

Như ở trên bạn đã có thể hiểu được khách thể là gì, vậy khái niệm khách thể nghiên cứu là gì? Tại sao lại có khái niệm này? 

khách thể là gì
Khái niệm khách thể nghiên cứu là gì?

Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng được nghiên cứu. Có thể nói khách thể nghiên cứu là nơi chứa đựng các câu hỏi mà người nghiên cứu cần trả lời.

Ví dụ: Khi nghiên cứu về động lực thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ sản xuất thì khách thể nghiên cứu ở đây chính là các công ty, xí nghiệp áp dụng đổi mới công nghệ sản xuất.

3. Khách thể của tội phạm là gì?

Khách thể của tội phạm có thể hiểu là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm và được pháp luật hình sự bảo vệ. Trong mỗi trường hợp khách thể của tội phạm sẽ khác nhau và thường rất khó để xác định đúng và đủ. Người nghiên cứu cần phải có cái nhìn sâu sắc mới có thể nắm được khách thể chính xác.

Khách thể của tội phạm là gì?
Khách thể của tội phạm là gì?

Việc phân tích khách thể tội phạm là rất có ý nghĩa trong luật hình sự. Chỉ khi xác định đúng được khách thể, ta mới có thể xác định được tội danh của tội phạm. Trong nhiều trường hợp, với cùng một loại hành vi, cùng một loại chủ thể nhưng chỉ cần khác khách thể cũng sẽ cấu thành các tội danh khác nhau. Người áp dụng luật cần phân biệt được và sử dụng đúng.

Khách thể của tội phạm chia làm ba loại:

  • Khách thể chung của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm phạm.

Ví dụ: Độc lập chủ quyền biển đảo bị xâm phạm 

  • Khách thể loại tội phạm là nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị nhóm tội phạm xâm hại.

Ví dụ: Bất cứ tội phạm nào cũng đều xâm phạm đến khách thể loại tội phạm như tội phạm ma tuý, tội phạm xâm phạm chủ quyền quốc gia…

  • Khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm cụ thể xâm hại mà sự xâm hại này phản ánh được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đó.

Ví dụ: Hành vi giết người, cướp của là xâm phạm đến quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu.

4. Khách thể quan hệ pháp luật là gì?

khách thể là gì
Tìm hiểu về khách thể của quan hệ pháp luật

Mặc dù cũng không có một khái niệm nào cụ thể hay rõ ràng nhưng qua các trường hợp và từ những phân tích từ thực tế có thể hiểu rằng: Khách thể quan hệ pháp luật là những đối tượng được chủ thể quan tâm, hướng tới và mong muốn đạt được khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó.

Khách thể quan hệ pháp luật có thể bao gồm:

  • Tài sản vật chất như tiền, vàng, bạc, nhà ở, phương tiện đi lại, vật dụng hàng ngày hoặc các loại tài sản khác…;
  • Hành vi xử sự của con người như vận chuyển hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc người già, trẻ em; bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; phục vụ hành khách trên tàu hỏa, máy bay; hướng dẫn người du lịch, tham quan…;
  • Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, danh dự, nhân phẩm, học vị, học hàm…

Vai trò của việc xác định khách thể quan hệ pháp luật:

  •  Giúp xác định được nội dung quan hệ pháp luật. 
  • Giúp các nhà làm luật định hướng điều chỉnh hoặc không điều chỉnh các quan hệ pháp luật.

Hy vọng qua bài viết sau sẽ cung cấp được một số kiến thức cơ bản về khách thể, thế nào là khách thể? Và các loại khách thể. Có thể một phần nào giúp mọi người hiểu thêm về khách thể.