CEO là gì? Những điều cần biết về vị trí C.E.O trong doanh nghiệp

CEO là gì

1. CEO là gì? Hiểu đúng về định nghĩa C.E.O

C.E.O hay CEO là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Chief Executive Officer, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Giám Đốc điều hành hoặc Giám đốc quản lý. CEO thường được hiểu là một chức danh rất lớn trong công ty, có quyền hạn đối với tất cả các hoạt động của công ty. Tuy nhiên, đây là một cách hiểu còn chưa đầy đủ vì tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và đặc điểm riêng của từng công ty mà vị trí CEO là gì, có quyền hạn và trách nhiệm đến đâu.

Để hiểu được vị trí, quyền hạn và tách nhiệm của một CEO là gì trong từng mô hình công ty, chúng ta cần nắm được vấn đề sau:

Thứ nhất, ở nước ta có 4 loại hình doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH (gồm 1 thành viên và từ 2 thành viên trở lên) và công ty cổ phần.

Thứ 2, tại các quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì chỉ có công ty cổ phần mới có mô hình tổ chức công ty chặt chẽ, rộng với sự có mặt của Hội đồng quản trị. Và Giám đốc điều hành hay Tổng Giám đốc công ty chính là người CEO phải chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị đặt ra.

Như vậy, chúng ta có thể hiểu đối với công ty cổ phần, quyền hạn và trách nhiệm của CEO sẽ bị quản lý bởi Hội đồng quản trị của công ty. Mặt khác, CEO trong mô hình doanh nghiệp này sẽ không có toàn quyền quyết định mọi thứ của công ty. CEO là một người do hội đồng quản trị bầu ra hoặc thuê bên ngoài về để điều hành công ty dựa trên sự quản lý, quyết định của HĐQT.

Còn đối với các mô hình doanh nghiệp còn lại, thông thường khi nói đến chức danh CEO thì vị CEO cũng chính là chủ công ty. Do mô hình tổ chức ở các công ty này đơn giản và không cần có hội đồng quản trị. Chính vì vậy, CEO ở các công ty có toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động của công ty. Tuy nhiên, vẫn có một vài công ty vẫn quyết định thuê một CEO ở ngoài để thay mình quản lý các hoạt động. Trong trường hợp này CEO này vẫn phải chịu sự quản lý bởi người chủ sở hữu công ty.

CEO là gì
Hiểu đúng về vị trí của CEO trong công ty

2. Vai trò của CEO là gì? Những công việc hằng ngày của CEO

Sau khi đã hiểu đúng về vị trí của một CEO trong công ty cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa quyền hạn và trách nhiệm của CEO là gì ở mỗi công ty, chúng ta cùng tìm hiểu xem những công việc hằng ngày của họ là gì. Từ đó thấy được vai trò to lớn của CEO.

Có thể nói CEO hay giám đốc điều hành hay bất kì một tên gọi nào khác đều là một vị trí vô cùng quan trọng đối với sự sống còn của một công ty, doanh nghiệp. Bởi CEO được ví như một người thuyền trưởng đầy kinh nghiệm, am hiểu chuyên sâu lĩnh vực cũng như vô cùng cứng cáp trong việc định vị, xác định mục tiêu và lèo lái cả công ty đến với đích đến thành công. Hay CEO cũng được ví như thỏi nam châm hút mọi nguồn nhân lực của công ty và tiến về hướng của thành công vậy.

Nói tới đây, chắc chắn bạn cũng đã hình dung cơ bản được vai trò của một CEO là gì rồi chứ? Nếu không có CEO, rất có thể công ty sẽ không thể hoạt động một cách trôi chảy, nhịp nhàng. Và dưới đây là những vai trò của CEO đối với công ty:

  • Vạch ra những chiến lược nhằm đi theo đúng hướng tầm nhìn và sứ mệnh lâu dài của công ty. Hoặc là người đề ra các chiến lược cụ thể từ mục tiêu chung do hội đồng quản trị đặt ra.
  • Đề ra các kế hoạch, hướng đi cho công ty và chịu trách nhiệm trước những kế hoạch đó.
  • Chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng, cho lợi nhuận, đảm bảo lợi ích của công ty.
  • Đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn về công ty.
  • Xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu công ty.
  • Xây dựng văn hóa chung của công ty.
  • Thẩm đinh và ký phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
  • Là người đại diện và ký kêt các hợp đồng thương mại.
  • Phê duyệt chính sách tài chính, kiểm soát, đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
  • Lên kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và đánh giá định lỳ các hoạt động của công ty.
  • Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra các kênh của thị trường.
  • Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng.
  • Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả.
CEO là gì
Vai trò của CEO là gì?

3. Những điều kiện để trở thành một CEO

3.1. Về kiến thức

Để có thể điều hành cả một công ty với quy mô rộng lớn bao gồm nhiều chuyên môn khác nhau thì đòi hỏi vị CEO phải có một nền tẳng kiến thức đa lĩnh vực. Với những vai trò đã được liệt kê ở trên, có thể kể ra một số kiến thức mà vị CEO cần nắm chắc là:

  • Kiến thức về tài chính
  • Kiến thức về quản trị
  • Kiến thức về nhân sự
  • Kiến thức về luật pháp

Ở mỗi loại kiến thức, đặc biệt nhất là quản trị và tài chính, người CEO phải là những chuyên gia trong ngành. Đối với kiến thức về nhân sự và pháp luật, có thể mức độ am hiểu của CEO không chuyên sau bằng các chuyên gia của ngành nhưng cũng rất cần am hiểu rộng để dễ dàng quản lý hơn. Ngoài những kiến thức trên, ở mỗi một công ty sẽ có thế mạnh về từng lĩnh vực, người CEO phải có kiến thức đặc biệt chuyên sâu, tinh tế mới có thể giúp công ty đứng vững trên thị trường cạnh tranh.

3.2. Về kinh nghiệm quản trị

Một vị CEO không chỉ cần giỏi ở vị trí chuyên môn của mình, hơn bao giờ hết họ là người có trách nhiệm gánh trên vao cả đoàn tàu của công ty. Mà để cả đoàn tàu đi đúng hướng, đi nhanh đòi hỏi không chỉ mũi tàu mà cả chiếc tàu phải cùng phối hợp nhịp nhàng với nhau. Đó chính là nhiệm vụ của người CEO, họ phải quản trị như thế nào để cả con tàu hay mọi đơn vị của công ty có sự liên kết chặt chẽ và hài hòa với nhau.

3.3. Về kinh nghiệm

Thông thường, ở những công ty lớn và có vị thế trên thị trường, yêu cầu kinh nghiệm đối với vị trí CEO là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Bởi khi điều hành cả một công ty lớn, những rủi ro, những vấn đề phát sinh hằng ngày rất khó đoán hay lường trước. Để có thể quản lý tốt, CEO phải có kinh nghiệm phong phú, dày dặn để giải quyết tốt nhất từ những vấn đề phát sinh cho đến việc lên kế hoạch cho những mục tiêu mới.

CEO là gì
Để trở thành CEO cần có những điều kiện gì?

3.4. Khả năng chịu áp lực

Đổi lại với vị trí cao trong công ty, là người có tiếng nói và có quyền quyết định thì CEO cũng là chức danh phải chịu nhiều áp lực nhất. Suy cho cùng, CEO chính là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ mọi hoạt động của công ty, dù đó là lỗi lầm do các nhân viên của các phòng ban cụ thể thì người chịu trách nhiệm cuối vẫn chính là CEO. Gánh trên mình trách nhiệm nặng nề như vậy, áp lực là điều không thể tránh khỏi.

3.5. Phong cách lãnh đạo

Có thể nhiều người không biết rằng phong cách lãnh đạo cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành công của một doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tùy vào văn hóa, sứ mệnh và cũng có thể là lĩnh vực mà đòi hỏi CEO phải có phong cách lãnh đạo phù hợp. Có đôi lúc, cũng cần vị CEO phải hội tụ nhiều phong cách lãnh đạo để phù hợp với từng giai đoạn. Các phong cách lãnh đạo bao gồm: mệnh lệnh (độc đoán), dân chủ và tự do.

4. Mức lương của CEO là bao nhiêu?

CEO là gì
Mức lương của CEO là bao nhiêu?

Với khối lượng công việc khủng như vậy, mức lương ở vị trí CEO là bao nhiêu? Ở đây chúng ta chỉ xét mức lương của CEO đối với các doanh nghiệp hiện nay trong nước chứ không xét đến nước ngoài. Ở Việt Nam thì cũng sẽ chia ra làm doanh nghiệp Việt Nam doanh nghiệp của nước ngoài. Tất nhiên mức lương tại các công ty nước ngoài sẽ cao hơn so với công ty Việt Nam, nằm ở mức trung bình từ 30 triệu đến 80 triệu đồng/tháng. Đối với doanh nghiệp Việt Nam, mức lương trung bình hiện nay ở khoảng 20 triệu đến 50 triệu đồng.

Các con số trên vẫn chưa bao gồm các khoản thưởng khác. Ngoài ra, ở vị trí CEO cho các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia thì thu nhập mỗi tháng của các vị CEO này không dưới con số 100 triệu đồng.

Trên đây là những điều mà bạn cần biết về vị trí CEO là gì? Vai trò cũng như những công việc hằng ngày của họ. Nhu cầu nhân lực CEO hiện nay có thể gọi là đang khan hiếm vì yêu cầu về thực lực rất khắt khe. Nếu bạn đã đam mê, hãy nỗ lực không ngừng nghĩ để chinh phục vị trí CEO ngay nhé!