Vợ chồng sau khi kết hôn chắc chắn sẽ phải về chung một nhà nhưng có một điều ta thắc mắc đó chính là về tài sản. Tuy là vợ chồng nhưng họ cũng có quyền có tài sản của riêng mình. Vậy tài sản riêng là gì? Tài sản riêng trước và tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm những gì? Bài viết sau đây, trithucluat.com sẽ giải đáp các thắc mắc về tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Nội dung bài viết
1. Tài sản riêng của vợ chồng là gì?
Tài sản riêng của vợ chồng sẽ bao gồm những gì? Để xác định được chúng ta cần dựa vào Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo như điều luật này, có thể hiểu tài sản riêng của vợ chồng sẽ bao gồm cả tài sản riêng trước và cả trong thời kỳ hôn nhân. Và được xác định như sau:
1.1. Tài sản riêng trước hôn nhân
Những tài sản được xác định là tài sản trước thời kỳ hôn nhân là:
- Tài sản của vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn (ví dụ: căn nhà bạn mua trước khi kết hôn có đứng tên chính bạn, chiếc xe tay ga được mua trước khi đăng ký kết hôn có đứng tên của chính bạn,…)
- Tài sản được thừa kế của vợ hoặc chồng được hưởng từ bố mẹ hoặc người thân đã mất để lại (ví dụ: Ba mẹ của người vợ mất để lại di chúc chia một phần tài sản cho con, tức là có phần của người vợ, thì đó là tài sản riêng của người vợ).
- Tài sản được cho, tặng, biếu trước khi kết hôn.
Tóm lại, tài sản được tạo lập trước khi kết hôn đều là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Trong trường hợp khi kết hôn họ có mong muốn và thỏa thuận hoặc đồng ý sáp nhập vào tài sản chung của hai vợ chồng thì tài sản đó sẽ được xác định là tài sản chung chứ không còn là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân nữa.
1.2. Tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân
Ở trên chúng ta đã hiểu được tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân, vậy tài sản riêng trong khi đã kết hôn là gì? Nó có gì khác?
Vẫn được thể hiện rõ trong điều luật 43 Luật HN&GĐ, có thể hiểu tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:
- Thứ nhất là tài sản chung của hai vợ chồng được chia ra thành những phần riêng cho hai vợ chồng thì trở thành tài sản riêng của mỗi người. Đây là trường hợp xảy ra khi trước khi hoặc sau khi kết hôn mà hai vợ chồng cùng đồng ý và lập bản thỏa thuận về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Những tài sản riêng đã được xác định trong bản thỏa thuận này sẽ không được xem là tài sản chung nếu có trường hợp ly hôn xảy ra.
- Thứ hai, phần tài sản riêng của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân sản sinh ra hoa lợi, lợi tức thì đó cũng thuộc về tài sản riêng của vợ hoặc chồng (ví dụ: vườn nho của vợ được thừa hưởng từ kết quả của di chúc do ba mẹ của người đó để lại thì khi vườn nho ra quả có thể thu hoạch bán ra tiền thì tiền đó cũng là tài sản riêng của người vợ).
2. Tài sản riêng của chồng trước khi chết được chia như thế nào?
Nếu chẳng may vợ/chồng mất thì phần tài sản riêng của vợ/chồng sẽ được chia như thế nào? Lúc này chúng ta sẽ chia làm 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Nếu người vợ/chồng mất để lại di chúc chia phần tài sản riêng ấy thì sẽ chia tài sản theo di chúc.
- Trường hợp 2: Nếu người vợ/chồng mất nhưng không để lại di chúc thì phần tài sản riêng được chia theo pháp luật. Tức là chia theo thứ tự hàng thừa kế được quy định tại điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
Lấy ví dụ: Anh A và chị B sau khi kết hôn với nhau thì anh A được bố mẹ cho 1 căn nhà. Hai người có thỏa thuận bằng văn bản về việc căn nhà sẽ là tài sản riêng của anh A. Sau 3 năm chung sống thì 2 vợ chồng có 1 người con là C. Khi C lên 10 tuổi thì anh A mất. Tổng di sản mà anh A để lại bao gồm 1 căn nhà (tài sản riêng) trị giá 1 tỷ và 500 triệu tiền trong tài khoản ngân hàng. Trong trường hợp này tài sản của anh A sẽ được chia như thế nào?
Trong ví dụ này, chúng ta sẽ giải quyết dựa theo 2 trường hợp đã nói ở trên như sau:
Nếu anh A có để lại di chúc, trong đó anh A để lại toàn bộ tài sản cho con của mình là C. Lúc này, chúng ta cần xác định rằng căn nhà trị giá 1 tỷ là phần tài sản riêng của A, còn khoản tiền 500 triệu là tài sản chung của A và B. Như vậy, B sẽ có 250 triệu từ số 500 triệu, còn lại là 250 triệu tiền trong tài khoản ngân hàng và căn nhà được chia theo di chúc là dành hết cho C.
Nếu A không để lại di chúc, điều đó có nghĩa là toàn bộ tài sản của A để lại sẽ được chia đều cho B và C. Lúc này, chúng ta vẫn xác định rằng căn nhà trị giá 1 tỷ là phần tài sản riêng của A, còn khoản tiền 500 triệu là tài sản chung của A và B. Chia thừa kế tài sản do A để lại: B và C đều được nhận 1 khoản tương đương bằng nhau là 750 triệu.
Mong rằng sau khi đọc bài viết các bạn có thể hiểu rõ hơn về vấn đề tài sản trong hôn nhân. Tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được pháp luật quy định như thế nào? Hy vọng là các bạn đã nắm được cách xác định tài sản riêng trong thời kỳ này.