Khi điều khiển xe gắn máy tham gia lưu thông người điều khiển xe bắt buộc phải mang theo đầy đủ các giấy tờ theo luật định. Vậy nếu không mang theo đủ giấy tờ thì sao? Nếu không mang bằng lái xe máy phạt bao nhiêu tiền? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Nội dung bài viết
Giấy phép lái xe là gì? Có bao nhiêu loại bằng lái xe máy?
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao chúng ta cần phải thi lấy giấy phép lái xe khi muốn điều khiển xe gắn máy tham gia lưu thông hay không? Tại sao pháp luật lại bắt buộc người dân phải có giấy phép hay bằng lái xe máy?
Có thể hiểu giấy phép lái xe hay bằng lái xe là là một loại giấy chứng nhận một cá nhân đã đủ điều kiện và cho phép cá nhân được được điều khiển phương tiện xe gắn máy tham gia lưu thông. Các điều kiện ở đây chính là độ tuổi, sức khỏe, kỹ năng điều khiển xe, sự am hiểu về pháp luật giao thông đường bộ.
Xuất phát từ sự nguy hiểm và các rủi ro do xe gắn máy mang lại nên pháp luật phải bắt buộc người dân phải có kỹ thuật điều khiển xe gắn máy tốt cũng như có am hiểu về các kiến thức khi tham gia lưu thông trước. Chỉ khi người dân có đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết trên, việc điều khiển xe gắn máy khi lưu thông trên đường mới đảm bảo sự an toàn cho chính cá nhân đó và cho cả những người đi đường khác.
Mặt khác, khi tham gia lưu thông, trên đường sẽ có các biển báo, ký hiệu,… đòi hỏi người lái xe phải hiểu và chấp hành tốt. Điều này cũng được đánh giá thông qua bài thi lý thuyết khi cá nhân đăng ký thi cấp bằng lái xe.
Hiện nay theo quy định tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có tất cả 15 loại giấy phép lái xe cho tất cả các loại xe từ mô tô cho đến ô tô, máy kéo, rơ moóc,… . Đó là:
- Giấy phép lái xe hạng A1
- Giấy phép lái xe hạng A2
- Giấy phép lái xe hạng A3
- Giấy phép lái xe hạng A4
- Giấy phép lái xe hạng B1 số tự động
- Giấy phép lái xe hạng B1
- Giấy phép lái xe hạng B2
- Giấy phép lái xe hạng C
- Giấy phép lái xe hạng D
- Giấy phép lái xe hạng E
- Giấy phép lái xe hạng F
- Hạng FB2
- Hạng FC
- Hạng FD
- Hạng FE
Tuy nhiên, nếu nói về xe gắn máy thì chỉ có thể nhắc đến các loại giấy phép lái xa hạng A1, A2, A3 mà thôi. Những loại bằng lái xa khác được cấp cho tài xế lái xe ô tô, ô tô tải, máy kéo, rơ moóc, đầu kéo,…
Không mang bằng lái xe máy phạt bao nhiêu tiền?
Như đã nói ở trên, pháp luật quy định người điều khiển xe gắn máy hay còn gọi là xe mô tô 2 bánh tham gia lưu thông phải mang theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Cụ thể tại Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, bao gồm:
- Đăng ký xe
- Giấy phép lái xe
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe máy
Trong đó, nếu người điều khiển xe gắm máy không mang theo giấy phép lái xe thì sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Tùy vào tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ mà số tiền phạt sẽ dao động trong khung trên. Điều này được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Tuy nhiên, bạn cần phân biệt 2 trường hợp đó là trường hợp cá nhân đã có giấy phép lái xe nhưng khi được kiểm tra lại không mang theo. Với trường hợp thứ 2 là chưa có giấy phép lái xe. Ở mỗi trường hợp sẽ có cách xử lý riêng và được quy định tại các khoản của các Điều khác nhau tại nghị định. Ở trường hợp trên, mức tiền phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng là mức phạt dành cho cá nhân không mang bằng lái xe máy khi tham gia lưu thông trên đường. Tức bỏ quên chứ không phải là chưa có .
Vậy điều khiển xe máy nhưng không có bằng lái bị phạt bao nhiêu tiền?
Khác với trường hợp người điều khiển xe gắn máy lưu thông nhưng không mang theo bằng lái, trường hợp điều khiển xe gắn máy nhưng chưa có bằng lái có mức phạt tiền cao hơn. Điều này được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm a khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Đối với xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175cm3
Mức tiền phạt cho trường hợp này là từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. Và tùy vào các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ khác thì mức tiền phạt sẽ dao động chứ không cố định ở 1 mức cụ thể. Ví dụ đối với người điều khiển xe gắn máy không có giấy phép lái xe đồng thời chở quá số người quy định, vượt đèn đỏ,… thì mức tiền phạt có thể là mức 1.200.000 đồng.
Đối với xe mô tô có dung tích xi lanh trên 175cm3
Trong trường hợp này mức phạt tiền là từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng. Cũng tùy thuộc vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà mức tiền phạt cụ thể cho từng cá nhân trong từng hoàn cảnh cụ thể sẽ khác nhau nhưng vẫn dao động trong khung trên.
Ngoài việc không có giấy phép lái xe thì việc sử dụng giấy phép lái xe do cơ quan không có thẩm quyền cấp hoặc giấy phép lái xe bị tẩy xóa cũng sẽ bị phạt tiền ở mức tương tự.
Trên đây là tất cả những nội dung liên quan đến thắc mắc không mang bằng lái xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? Để biết thêm những thông tin về pháp luật hữu ích khác, hãy đón xem các bài viết sau nhé!