Cách thu hồi nợ khó đòi như thế nào? Thu hồi nợ thế nào thì hợp lý? Đây cũng là một trong những câu hỏi của khá nhiều người hiện nay khi vướng phải cảnh cho vay đòi nợ. Điều này sẽ không phải vấn đề nếu nó là những khoản tiền nhỏ, không đáng kể nhưng với các khoản nợ lớn lên đến con số trăm hay tỷ thì đây lại là một vấn đề liên quan đến pháp luật. Tuy nhiên, không quá nhiều người có hiểu biết về vấn đề này. Vì vậy, bài biết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa cho bạn một vài thông tin về các dịch vụ đòi nợ thuê, công ty thưa kiện.
Nội dung bài viết
Cách thu hồi nợ khó đòi, nợ xấu, nợ quá hạn
1. Cách thu hồi nợ khó đòi – Xóa nợ hay giảm nợ
Với những doanh nghiệp là con nợ đang khó khăn khi thanh toán nợ hoặc số tiền nợ phát sinh cả tiền lãi từ nhiều việc như tiền hàng hóa, dịch vụ, vi phạm hợp đồng thì chủ nợ nên cân nhắc việc giảm nợ cho các con nợ nhưng kèm theo đó đưa ra một điều kiện đó là con nợ sẽ thanh toán một lần số nợ còn lại. Chính điều này sẽ giúp các con nợ giải quyết nhanh chóng khoản nợ và cũng giúp các chủ nợ có thêm các khoản thu, nguồn vốn giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đòi nợ.
Với các doanh nghiệp là chủ nợ thì nên cân nhắc việc xóa nợ cho các doanh nghiệp là con nợ vì thường thì các doanh nghiệp là con nợ có thể sẽ không còn khả năng thanh toán dù là số nợ rất nhỏ. Mà chi phí mà các doanh nghiệp chủ nợ bỏ ra để thu hồi nợ xấu từ những doanh nghiệp con nợ có thể vượt quá cả số nợ nên các chủ nợ có thể cân nhắc vấn đề này.
2. Cách thu hồi nợ khó đòi – Bán nợ
Cách thu hồi nợ khó đòi bằng cách bán nợ cho các doanh nghiệp chuyên mua bán nợ sẽ có các mặt lợi và những mặt hạn chế.
Đầu tiên, việc mua bán nợ thì đã được hình thành ở Châu Âu rất sớm và những doanh nghiệp mua bán nợ thì đã được tích lũy rất nhiều những kinh nghiệm trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi của doanh nghiệp.
Thứ hai, luật pháp Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp mua bán, kinh doanh nợ nên các chủ nợ sẽ không cần lo việc có hợp pháp hay không. Ngoài ra, những doanh nghiệp này còn có thể đưa ra những phân tích, chỉ ra những điều bất thường trong các khoản nợ rồi từ đó có thể đưa ra các khuyến cáo cho các chủ nợ.
Thứ ba, đối với những doanh nghiệp mà mua bán nợ thì sẽ trả trước một khoản hoặc toàn bộ phần nợ và mọi rủi ro với con nợ thì doanh nghiệp mua bán nợ sẽ phải chịu toàn bộ chứ chủ nợ sẽ không phải chịu.
Thứ tư, khi doanh nghiệp mua bán nợ tiếp nhận khoản nợ thì nó sẽ giúp giảm thiểu các hoạt động kế toán của chủ nợ và giúp thu nợ hoặc xác định các khoản thanh toán đến chủ nợ.
Thứ năm, vì các doanh nghiệp mua bán nợ là những người xử lý nợ chuyên nghiệp nên họ sẽ có những cách thức riêng để xử lý nợ giúp cho cá chủ nợ sao cho hoàn thành và thu hồi được nợ.
Mặt hạn chế ở đây là phí thu nợ cao, mà các điều kiện để các doanh nghiệp chấp nhận mua bán nợ thì khá khắt khe và có thể làm cho doanh nghiệp chủ nợ bị lỗ.
3. Cách thu hồi nợ khó đòi – Thuê dịch vụ đòi nợ thuê
Sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê cũng là một cách thu hồi nợ khó đòi khá hay ho và cần xem xét vì:
- Dịch vụ thu hồi nợ được cấp giấy đăng ký kinh doanh chính thức và được công nhận bởi Pháp luật Việt Nam.
- Các doanh nghiệp cung cấp những dịch vụ thu hồi nợ và xuất hóa đơn GTGT nên các chủ nợ sẽ đưa vào các chi phí bị khấu trừ
- Các doanh nghiệp thu hồi nợ sẽ sử dụng các chiến thuật “mưa dầm thấm lâu” vì hiểu được tâm lý của các doanh nghiệp nợ sợ mất uy tín với khách hàng của mình.
- Đa số các doanh nghiệp thu hồi nợ có thể sẽ không thu phí cố định và sẽ chỉ mất một khoản phí xác minh và phí dịch vụ khi thu hồi vốn rất nhỏ. Tuy nhiên, nếu không thu hồi được nợ thì các doanh nghiệp chủ nợ sẽ mất thêm phí thu hồi nợ.
Tuy nhiên, điểm bất lợi ở đây có thể sẽ là phạm vi kinh doanh sẽ bị hẹp do Nhà nước có đặt ra một số quy định chưa được rõ ràng, còn nhiều hạn chế và các phí dịch vụ khá cao từ 5-35% số nợ được thu hồi và một số trường hợp có thể lên đến 50%.
4. Cách thu hồi nợ khó đòi – Khởi kiện đòi nợ
Nếu như những cách được nêu trên không khả dụng với trường hợp mà bạn đang gặp phải thì bạn có thể kiện ra Tòa án vì nó sẽ gây ra một tác động rất mạnh mẽ đến tâm lý của doanh nghiệp đang nợ. Khi khởi kiện ra tòa thì luật sư của chủ nợ có thể áp dụng niêm phong hoặc không cho chuyển dịch tài sản hoặc cấm người quản trị doanh nghiệp xuất cảnh hoặc phong tỏa các tài khoản ngân hàng.
Ở đây, các luật sư sẽ thường hoạt động với các hình thức các văn phòng luật sư/ công ty luật nên thường chi phí sẽ rất hợp lý và xuất được hóa đơn GTGT.
Thu hồi nợ xấu phát sinh và nợ quá hạn
Các công ty Luật hay ví dụ là Luật Thiên Mã nơi các luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm, lành nghề làm việc lâu lăm và có kinh nghiệm trong việc thu hồi nợ xấu và các khoản nợ quá hạn rút ra được các nguyên nhân như sau:
- Khi các khoản nợ sạch mà chủ nợ lâu ngày không đòi lâu ngày thì các con nợ sẽ nghĩ không trả sẽ không sao
- Các thắc mắc, tranh chấp về số lượng, chất lượng về hàng hóa.
- Lừa đảo, chiếm đoạt một số tài sản
- Người gặp khó khăn về tài chính và các hoạt động kinh doanh đang bị thua lỗ
- Những trường hợp có định trả nhưng lại không dứt
- Các bên vi phạm hợp đồng, vi phạm việc bàn giao công việc cũng như thời gian giao hàng
- Có ý định chiếm dụng số tiền vốn khi nhận được tiền và vừa ký hợp đồng
Dịch vụ thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn tại các công ty Luật
Tại các công ty luật sẽ giúp khách hàng thu hồi nợ xấu, các khoản nợ khó đòi hoặc bị quá hạn theo đúng trình tự và quy định pháp lý như sau:
- Đàm phán và thỏa thuận với con nợ và yêu cầu các con nợ phải trả kịp thời và đầy đủ số tiền và tài sản đã quá hạn trả nợ.
- Giải đáp, tư vấn hoặc hướng dẫn đến khách hàng về các quy định về pháp lý, giấy tờ liên quan đến tạo lập hồ sơ và công tác tố tụng.
- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị các loại hồ sơ liên quan đến pháp lý nếu như bị vi phạm vào các luật hình sự.
- Phân tích, đánh giá hoặc tiến hành đàm phán về con nợ hoặc các khả năng trả nợ để thu hồi các khoản nợ quá hạn.
Trên đây là một số các thông tin về các hình thức đòi nợ, mua bán hoặc chuyển nhượng nợ mà có thể bạn cần. Bạn cũng có thể tìm đến các công ty luật để có cách thu hồi nợ khó đòi giúp nhanh chóng hơn.