Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nhưng liệu có phải là có thể tùy tiện kết hôn được hay không, có phải trường hợp nào pháp luật cũng cho phép hay không?
Thật ra là không, pháp luật đã đưa ra một số trường hợp cấm kết hôn. Bài viết sau đây, trithucluat.com sẽ giúp bạn giải đáp.
Nội dung bài viết
1. Điều kiện để kết hôn
Để yêu nhau chỉ cần có cảm xúc với nhau là đủ, không có gì có thể chia cắt hay ngăn cấm 2 con người đến với nhau. Tuy nhiên, kết hôn lại là trường hợp khác và nó được quy định chi tiết, rõ ràng tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
1.1 Điều kiện kết hôn
Theo đó, để có thể kết hôn với nhau thì nam, nữ cần phải tuân thủ những điều kiện quy định tại điều 8 LHN&GĐ năm 2014, cụ thể là:
- Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, dối với nữ thì từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do 2 bên tự nguyện quyết định;
- Hai người kết hôn với nhau không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp bị cấm kết hôn theo Điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
Theo như quy định trên thì điều kiện tiên quyết đó chính nam phải từ đủ 20 tuổi còn nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới có thể đăng ký kết hôn. Bên cạnh đó, hôn nhân là phải dựa trên sự tự nguyện giữa nam và nữ, đây là điều kiện rất đặc biệt thể hiện ý chí của cả hai. Ngoài ra, người đăng ký kết hôn cũng phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự (tức là không mắc phải bệnh như tâm thần phân liệt, không làm chủ được hành vi của mình, mất ý thức… ).
1.2. Về việc kết hôn đồng giới
Nhà nước không thừa nhận mối quan hệ hôn nhân giữa những người có cùng giới tính. Tuy nhiên, pháp luật ở đây chỉ “không thừa nhận” chứ “không cấm”. Điều đó có nghĩa là những người đồng giới vẫn có quyền tìm hiểu, sống cùng nhau như vợ chồng, nhưng trường hợp này sẽ không được pháp luật thừa nhận hay sẽ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình sống chung.
2. Những trường hợp pháp luật cấm kết hôn
Ngoài việc không được làm trái với những quy định trên thì pháp luật còn quy định những trường hợp cụ thể của việc cấm kết hôn tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, cụ thể là:
- Kết hôn giả tạo: vì những lý do nào đó mà 2 bên đồng ý kết hôn giả để đạt được mục đích riêng.
- Tảo hôn: Lấy chồng hoặc vợ khi vẫn chưa đủ tuổi thành niên. Trường hợp này thường được gặp ở các vùng miền núi, vùng sâu, xa.
- Cưỡng ép kết hôn: Dùng hành vi đe dọa, cưỡng ép người khác kết hôn.
- Lừa dối kết hôn: Có hành vi lừa dối để người khác tin và kết hôn với mình.
- Cản trở người khác kết hôn: Đây là trường hợp chúng ta thường thấy chính là việc gia đình, người thân hoặc người khác cố tình ngăn cản việc kết hôn của 2 người.
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.
- Hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.
Ta cũng thấy pháp luật cấm luôn cả trường hợp kết hôn hoặc sống chung với người mà ta biết rõ là đã có vợ, có chồng. Điều này là để đảm bảo chế độ hôn nhân một vợ, một chồng nhằm xây dựng đất nước tiên tiến, phát triển. Vậy nên hãy thực hiện đúng quy định để được pháp luật công nhận kết hôn.
3. Kết hôn đồng giới
Năm 2017 là một năm đầy ấn tượng với cộng đồng LGBT, việc bắt gặp các cặp đôi đồng giới yêu nhau là quá đỗi bình thường và không những thế họ còn muốn tiến đến hôn nhân. Nhưng liệu pháp luật có đồng ý và cho phép việc kết hôn đồng giới không? Việc kết hôn đồng giới được và mất những gì?
Lợi ích khi giả sử pháp luật nước ta công nhận hôn nhân đồng giới
- Khi các cá nhân được sống thoải mái với chính mình, hạnh phúc thì xã hội cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
- Mang lại cảm giác an toàn trong mọi khía cạnh của cuộc sống chung của mỗi cá nhân (những người đồng giới sống chung với nhau).
- Tăng chất lượng của cuộc sống, chất lượng trong mối quan hệ giữa hai cá nhân trong xã hội.
- Giảm lây truyền các bệnh nguy hiểm có nguy cơ lây lan qua đường tình dục.
- Giúp giảm bớt áp lực xã hội đè lên bậc phụ huynh, giảm căng thẳng trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái…
Hạn chế
Việc cho phép và thừa nhận hôn nhân đồng giới có thể làm giảm dân số do kết hôn đồng giới sẽ tăng nhanh liên tục. Vì những cặp đồng tính này không thể sinh con cho nhau.
Kết hôn là để tạo lập gia đình và gia đình phải đảm bảo chức năng nuôi dưỡng và xã hội hóa trẻ em, nhưng các cặp đồng tính lại không thể đảm đương vai trò này…
Thật ra hiện nay trên thế giới đang dần cho phép việc kết hôn đồng giới, đã có rất nhiều nước hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Cả Malta và Đức đã có bước tiến lớn trong vấn đề này. Trong số liệu thống kê được, có hơn 61,6% người Úc đã tham gia bỏ phiếu nói rằng họ ủng hộ hôn nhân đồng giới. Điều này đã thúc đẩy chính phủ Úc thông qua dự luật bình đẳng về hôn nhân trước khi kết thúc năm 2017. Đồng thời cũng đã có 25 quốc gia trên thế giới đồng ý về việc cho phép kết hôn đồng giới.
4. Kết hôn đồng giới ở Việt Nam
Theo Luật hôn nhân và gia đình thì Việt Nam vẫn chưa đồng ý việc kết hôn đồng giới cụ thể là tại khoản 2 Điều 8. Như đoạn trên cũng đã nói, Việt Nam chúng ta tuy chưa thừa nhận nhưng vẫn không cấm các cặp đồng giới chung sống với nhau như vợ chồng.
Một tin vui cho cộng đồng LGBT là hiện nay theo xu thế của thế giới thì nhà nước ta đã và đang nghiên cứu và dần công nhân việc kết hôn đồng giới. Có thể trong tương lai gần thôi, các cặp LGBT có thể sẽ được phép kết hôn như một vài quốc gia khác đã thừa nhận hôn nhân đồng giới.
Qua bài viết trên mong là sẽ giải đáp được một số thắc mắc về quy định trong hôn nhân . Cũng như để mọi người có thể hiểu và tuân thủ đúng những gì pháp luật quy định trong các trường hợp cấm kết hôn và những điều kiện khác. Hy vọng những kiến thức trên thật bổ ích cho bạn.