Căn cước công dân và những quy định liên quan

căn cước công dân

Căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân đặc biệt quan trọng và được sử dụng trong rất nhiều đời sống hằng ngày. Chỉ trừ một vài trường hợp đặc biệt còn lại đa số mọi người đều có CCCD. Tuy nhiên, chắc chắc rằng vẫn còn nhiều điều thắc mắc liên quan đến CCCD mà nhiều người vẫn không hiểu. Và trong nội dung bài viết dưới đây sẽ là phần giải đáp hết các câu hỏi liên quan đến CCCD.

1. Căn cước công dân là gì?

Thẻ căn cước công dân là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng nhất của mỗi công dân Việt Nam. Thẻ CCCD là một hình thức mới của giấy chứng minh nhân dân, bắt đầu được cấp phát là có hiệu lực từ năm 2016 theo Luật căn cước công dân năm 2014. Hiện nay, vẫn còn một số người chỉ có giấy chứng minh nhân dân mà không phải là căn cước. Tuy nhiên, giấy chứng minh nhân dân và căn cước vẫn có giá trị như nhau trong hầu hết các trường hợp cần cung cấp giấy tờ tùy thân.

Theo Luật CCCD 2014, công dân từ đủ 14 tuổi sẽ bắt đầu được cấp CCCD. Sau đó, vào các năm công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi sẽ phải làm lại căn cước 1 lần nữa (Căn cứ vào Điều 21 Luật CCCD 2014). Trong trường hợp công dân vì các lý do khác mà làm lại CCCD trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi phải làm lại thì căn cước đó vẫn có giá trị sử dụng cho đến độ tuổi kế tiếp.

Ví dụ: Anh A làm CCCD vào năm 14 tuổi và sử dụng cho đến năm 24 tuổi thì bị mất nên phải đến nơi đăng ký cấp lại CCCD để xin được cấp lại. Lúc này, do anh A đã 24 tuổi, chỉ cách độ tuổi phải làm lại CCCD là 01 năm nên CCCD mà anh A vừa xin được cấp lại sẽ có giá trị sử dụng cho đến năm 40 tuổi rồi mới phải đi làm lại lần nữa.

căn cước công dân
Làm thẻ căn cước công dân

2. Làm căn cước công dân từ mấy tuổi?

Như vậy, mọi công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi đều có thể làm Căn cước công dân tại cơ quan Công an có thẩm quyền. Và cho đến các độ tuổi từ đủ 25, 40 và 60 tuổi, công dân phải đi làm lại một lần nữa.

Tại sao lại có quy định buộc công dân phải đi làm căn cước theo các mốc thời gian trên? Theo quan điểm của chúng tôi, việc pháp luật quy định như vậy có thể do các lý do sau:

  • CCCD sau khi được sử dụng một thời gian dài có thể bị mờ, nhòe hoặc hư hỏng khiến cho thông tin trên căn cước không rõ ràng.
  • Trên căn cước có ảnh của công dân là một đặc điểm nhận dạng. Qua năm tháng, hình dáng của công dân chắc chắn có những thay đổi rõ rệt. Chính vì vậy, sau một thời gian nên đi làm lại để làm mới căn cước và cập nhật đúng hình dáng khuôn mặt của công dân có trên căn cước.

Như vậy, căn cước công dân có thời hạn bao lâu? Thời hạn sẽ được in ngay trên căn cước, bạn chỉ cần nhìn trên các thông tin được in trên căn cước là sẽ thấy thời hạn ngay. Tùy vào thời gian làm mà căn cước của mỗi người sẽ có thời hạn sử dụng khác nhau.

3. Căn cước công dân dùng để làm gì?

Theo quy định tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA, cụ thể là tại Điều 1 thì CCCD:

  • Do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp
  • Chứng nhận về những đặc điểm riêng của công dân (thường là những đặc điểm giúp dễ nhận dạng như nốt ruồi, sẹo,…) 
  • Chứng nhận những nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định (ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quê quán; địa chỉ thường trú; dân tộc;…)

Và những chứng nhận được in trên CCCD nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong việc đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, có thể hiểu CCCD được dùng để công dân Việt Nam có thể thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Chẳng hạn, như khi mua xe gắn máy, xe ô tô hoặc khi giao dịch chuyển quyền sử dụng đất,… Trong hầu hết mọi giao dịch về tài sản có giá trị hiện nay đều yêu cầu phải có CCCD hoặc giấy CMND.

Mặt khác, việc công dân khi đã đủ tuổi và đi làm CCCD cũng là một cách thức giúp nhà nước cập nhật, lưu trữ và quản lý các thông tin về dân cư.

căn cước công dân
Căn cước công dân dùng để làm gì?

4. Làm căn cước công dân ở đâu?

Khi đã đến tuổi làm CCCD, công dân sẽ đi đến các cơ quan Công an có thẩm quyền để được làm thủ tục xin cấp mới thẻ CCCD. Hoặc trường hợp đi làm lại thẻ CCCD cũng sẽ đến tại các cơ quan như trên. Trong đó, các cơ quan Công an có thẩm quyền sẽ là:

  • Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện (quận). 
  • Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh.
  • Cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an với những trường hợp cần thiết do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước công dân Bộ Công an quyết định.

Theo đó, thông thường công dân chỉ cần đi đến tại cơ quan quản lý CCCD quận đối với một vài tỉnh, thành phố và huyện đối với các tỉnh còn lại. Một vài trường hợp khác sẽ làm tại cơ quan quản lý căn cước cấp tỉnh.

Trên đây là những thông tin về căn cước công dân. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại thì Thông tư 59/2021 TT- BCA do Bộ Công an ban hành đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2021. Theo đó, công dân sẽ bắt đầu được cấp thẻ căn cước công dân gắn chip. Đối với những thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân cũ do công dân vẫn chưa kịp làm CCCD có gắn chip vẫn có giá trị sử dụng bình thường. Để biết thêm chi tiết về CCCD có gắn chip, hãy đọc tại bài viết sau nhé!