Thừa kế theo pháp luật là gì và được quy định như thế nào?

thừa kế theo pháp luật

Thông thường nghĩ đến thừa kế mọi người sẽ nghĩ đến việc thừa kế di chúc, nhưng nếu người mất mà không để lại di chúc thì khối tài sản sẽ phải như thế nào? Bên cạnh việc thừa kế theo di chúc còn có cách chia khác đó là thừa kế theo pháp luật. Nhưng chia thừa kế theo cách này như thế nào? Và cách chia ra sao? Bài viết sau đây trithucluat.com sẽ giải đáp những thắc mắc này giúp bạn.

1. Thừa kế theo pháp luật là gì?

Theo như Điều 649 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Thừa kế theo pháp luật là việc phân chia và chuyển khối tài sản của người đã mất cho những người thuộc hàng thừa kế theo các điều kiện và trình tự thừa kế mà pháp luật quy định.

Thông thường khi chia thừa kế theo di chúc, di sản sẽ được chia theo nguyện vọng của người để lại di chúc. Nhưng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, di sản sẽ được chia thành từng phần bằng nhau cho tất cả những người thuộc hàng thừa kế. Trừ một vài trường hợp khác thì phần được chia cho một vài người sẽ nhiều hơn. Chẳng hạn như trước khi mất, người con cả có công quan tâm, chăm sóc cho người để lại di sản thì người con cả này sẽ được chia nhiều hơn nhưng người con còn lại.

thừa kế theo pháp luật
Chia thừa kế theo pháp luật là gì?

2. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp nào?

Tại Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015 cũng có quy định:

“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Theo như quy định như trên thì thừa kế theo pháp luật được thực hiện khi người mất mất không để lại di chúc. Có thể là đã lập di chúc nhưng di chúc không hợp pháp; hay trường hợp người được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng mất trước hoặc cùng lúc với người lập di chúc. Hoặc những người không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di chúc.

thừa kế theo pháp luật
Chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp nào?

Ngoài ra cách chia này cũng được áp dụng cho các phần di sản không được nhắc đến trong di chúc; hay phần di sản nằm trong di chúc nhưng không có hiệu lực vì không thỏa mãn những quy định nào đó.

3. Người thừa kế theo pháp luật gồm những ai?

Những người thừa kế theo pháp luật chắc chắn phải nằm trong danh sách họ hàng của người đã mất, nhưng thứ tự sẽ được chia ra sao? Căn cứ vào Điều 651 Bộ luật dân sư năm 2015 quy định về người được hưởng thừa kế trong trường hợp này như sau:

“ 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

thừa kế theo pháp luật
Hàng thừa kế là gì? Hàng thừa kế nào sẽ được hưởng di sản để lại?

Theo như quy định trên thì pháp luật chia ra làm ba hàng thừa kế, nhưng người cùng hàng thì được hưởng phần bằng nhau và chỉ khi nào hàng thừa kế trước chết hoặc không có ai thì mới tiếp tục chia cho hàng thừa kế sau.

4. Một suất thừa kế theo pháp luật là gì?

Một suất thừa kế theo cách chia này là một phần di sản trong phần tài sản được chia đều theo hàng thừa kế nêu ở mục 3. Cách tính suất di sản như sau:

Suất di sản thừa kế = Tổng giá trị tài sản thừa kế : số người hưởng di sản hợp pháp 

Vậy nên để tính được suất thừa kế cần xác định được tổng giá trị tài sản cần chia và số người được hưởng theo pháp luật trong phần di sản ấy. 

Ví dụ: Ông A mất để lại khối tài sản có trị giá là 3 trăm triệu đồng và không có di chúc. Ông A có 1 người vợ hợp pháp và có 4 người con. Vậy nên nếu chia theo pháp luật vợ và con đều nằm trong hành thừa kế thứ nhất nên sẽ được hưởng một suất tài sản ngang nhau. Mỗi một suất sẽ có giá trị là: 300.000.000 : 5 = 60.000.000 đồng

5. Ý nghĩa của việc chia thừa kế theo pháp luật

thừa kế theo pháp luật
Tại sao lại có cách chia thừa kế theo pháp luật?

Như đã nói, việc chia thừa kế theo pháp luật là do người mất không để lại di chúc khiến cho việc phân chia tài sản trở nên khó khăn. Việc chia thừa kế theo cách này mang lại ý nghĩa rất quan trọng vì:

  • Thứ nhất là giúp tránh việc tranh chấp xảy ra. Khi không có di chúc, ta không thể nào xác định được ý chí của người để lại di sản muốn chia cho ai. Đối với những ngươi thân, họ sẽ không biết mình có được hưởng hay không và ai được hưởng bao nhiêu. Chính điều này rất dễ gây ra các mâu thuẫn và tranh chấp trong gia đình.
  • Thứ hai, phân chia tài sản theo pháp luật mang tính công bằng và phù hợp. Bởi việc chia theo pháp luật sẽ dựa trên việc đã hoàn thành mọi nghĩa vụ (thanh toán hết khoản nợ, chi phí mai táng cho người mất), thì phần còn lại sẽ được chia đều cho mỗi người trong trong cùng một hàng thừa kế một suất ngang nhau.

Bài viết trên đã cung cấp tất cả những kiến thức về vấn đề chia thừa kế theo pháp luật khi không có di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực. Hy vọng các bạn đã nắm rõ được các quy định của pháp luật về vấn đề này.