Thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp nào?

thừa kế thế vị là gì

Thừa kế là một khía cạnh được quy định khá chặt chẽ trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của pháp luật dân sự. Trong đó thừa kế thế vị là khái niệm được rất nhiều người thắc mắc. Vậy cụ thể thì thừa kế thế vị là gì? Những vấn đề xoay quanh khái niệm này sẽ được đề cập trong bài viết này đây.

1. Khái niệm thừa kế thế vị là gì?

Tuy các văn bản quy phạm pháp luật không giải thích một cách rõ ràng định nghĩa của thừa kế thế vị là gì chúng ta có thể suy ra từ Điều 625 của Bộ luật dân sự là: Thừa kế thế vị là việc một người thay thế vị trí của một người khác (đáng ra họ chính là người được hưởng phần di sản đó nếu còn sống) để hưởng phần di sản thừa kế người chết để lại.

2. Thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp nào?

Căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và cụ thể là tại Điều 652 như sau:

“Điều 652. Thừa kế thế vị Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Theo như quy định tại Điều 652 BLDS 2015 này thì thừa kế thế vị là trường hợp khi một người mất đi và để lại di sản thì theo lẽ thường di sản sẽ được chia cho những người thừa kế theo theo pháp luật (trong trường hợp không có di chúc). Tuy nhiên, nếu như người được hưởng di sản của người mất để lại lại mất trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì người con của người đáng lẽ được hưởng di sản nhưng đã mất hay nói cách khác là cháu của người mất để lại di sản sẽ được hưởng phần di sản mà đáng lẽ cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống.

Và nếu người cháu cũng mất trước hoặc cùng một lúc với người để lại di sản thì chắt sẽ được hưởng. Thế nên người có thể được hưởng thừa kế thế vị đó là cháu hoặc chắc trong từng tình huống.

Đồng thời quy định trên được quy định tại chương XXIII thừa kế theo pháp luật nên thừa kế thế vị là khi di sản được chia thừa kế theo pháp luật.

thừa kế thế vị là gì
Thừa kế thế vị

Ví dụ 1: Ông A có cùng vợ của mình có 2 người con trai. Người con trai trưởng kết hôn và có 1 cậu con trai là T, người con út vẫn chưa kết hôn. Trong một lần ông A đi công tác cùng người con trai trưởng nhưng không may xảy ra tai nạn và cả hai đều mất. Tài sản của ông A để lại là 5 tỷ. Vì lúc mất ông A chưa để lại di chúc nên số tài sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho người vợ và hai người con. Nhưng người con trưởng cũng chết cùng lúc trong vụ tai nạn với ông A nên suất thừa kế của người con trai trưởng sẽ được cậu con trai T (con của người con trai trưởng) thừa kế hay còn gọi là thừa kế thế vị.

Ví dụ 2: Gia đình ông H có 1 người con trai tên là G. Năm 1973 anh G kết hôn và có hai người con là I và K. Năm 2000 I kết hôn và có 1 đứa con là L. Năm 2002 anh G mắc bệnh hiểm nghèo mất và năm 2016 I bị tai nạn qua đời . Đến năm 2017 thì ông H cũng mất để lại khối tài sản là 500 triệu và không viết di chúc. Vì vậy, tài sản này được chia theo pháp luật, theo hàng thừa kế thứ nhất thì vợ và người con trai G được hưởng. Nhưng năm 2002 G chết nên suất thừa kế sẽ được người con là I hưởng mà năm 2016 I cũng chết nên là suất tài sản sẽ được L (tức con của I, cháu của G và chắt của H) hưởng theo thừa kế thế vị.

3. Thừa kế theo di chúc có được thừa kế thế vị không?

thừa kế thế vị là gì
Thừa kế theo di chúc có được thế vị không?

Theo như mục 2 đã đã nói thừa kế thế vị là khi di sản được chia thừa kế theo pháp luật, thế thì sẽ có nhiều người thắc mắc vậy đối với thừa kế thế theo di chúc có được hay không? Điều này là không thể.

Thừa kế thế vị không được áp dụng trong trường hợp thừa kế theo di chúc. Nếu ông hoặc bà để lại tài sản theo di chúc cho con nhưng người con này cũng mất cùng lúc hoặc mất trước người để lại di chúc thì phần di chúc này sẽ bị vô hiệu không để lại cho người cháu hưởng thế vị.

Mặc dù nhiều nhà làm luật vẫn còn đang tranh cãi về vấn đề thừa kế di chúc thì có thể thừa kế thế vị hay không? Nhưng phần lớn, số đông họ vẫn lựa chọn là không.

Hy vọng bài viết có thể giúp mọi người hiểu được thế nào là thừa kế vị và khi nào thì mới được áp dụng thừa kế thế vị. Đồng thời cũng tiếp thu thêm một ít kiến thức về chế định thừa kế trong hệ thống pháp luật dân sự. Chúc bạn đọc vui vẻ, khỏe mạnh.