Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp chi tiết theo Luật mới nhất

thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp là gì?

Đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể hiểu chính là việc người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền đăng ký thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập với cơ quan đăng ký kinh doanh. Và những thông tin này sẽ được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Những thủ tục đăng ký kinh doanh là gì?

2. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp có các bước nào?

Thông thường, khi muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp cần phải quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác nhau trước khi đi đến bước cuối cùng là đăng ký thành lập. Mỗi một nhà đầu tư, một nhà kinh doanh đều có những mục tiêu, dự định cùng các lợi thế, thách thức khác nhau nên việc đăng ký thành lập sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, các bước để đăng ký thành lập doanh nghiệp nói chung sẽ bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp.
    Dựa vào mục đích kinh doanh cũng như số lượng thành viên sáng lập mà loại hình doanh nghiệp sẽ khác nhau. Những loại hình doanh nghiệp này là do người thành lập doanh nghiệp quyết định, tuy nhiên trong một vài trường hợp theo quy định của luật mà người sáng lập chỉ có thể lựa chọn những loại hình doanh nghiệp cụ thể. Ví dụ như để kinh doanh dịch vụ ngân hàng chỉ có thể đăng ký thành lập theo loại hình công ty cổ phần.
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ.
    Những hồ sơ cần chuẩn bị khi đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm:
    1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
    2. Điều lệ công ty.
    3. Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
    4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
      a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
      b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
      c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Bước 3: Nộp hồ sơ.
    Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp ở đâu? Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự kiến thành lập có hoặc dự kiến đặt trụ sở chính. Có thể là cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Bên cạnh đó, cũng có thể nộp đăng ký qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo các trình tự được hướng dẫn tại website (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/).
  • Bước 4: Nhận kết quả.
    Trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ xem xét tính hợp lệ của bộ hồ sơ và cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp. Nếu bộ hồ sơ chưa đủ hoặc thiếu chính xác sẽ được thông báo bằng văn bản để bổ sung.
  • Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp.
    Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập daonh nghiệp

3. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh ở đâu?

Như đã nói ở trên, tại bước 3 là nộp hồ sơ, người đăng ký kinh doanh hay đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ mang bộ hồ sơ đầy đủ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc tỉnh nơi doanh nghiệp dự kiến hoặc có trụ sở.

Ví dụ như bạn muốn đăng ký kinh doanh tại thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai thì sẽ đến Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Gia Lai có địa chỉ tại số 2 Hoàng Hoa Thám, P.Tây Sơn, Thành phố Pleiku, Gia Lai.

Nếu bạn muốn đăng ký kinh doanh tại Quận Bình Thạnh thì cần đến Phòng đăng ký kinh doanh Quận Bình Thạnh.

thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Đăng ký kinh doanh ở đâu?

4. Những việc cần làm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi đã được cấp Giấy đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc sau:

  1. Thực hiện khắc dấu tròn cho doanh nghiệp
  2. Thông báo mẫu dấu và công bố thông doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. (Doanh nghiệp có thể công bố thông tin theo 2 hình thức là nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư của Tỉnh/ Thành phố hoặc tạo bố cáo trên website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.)
  3. Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp cho Phòng đăng ký kinh doanh.
  4. Đóng thuế môn bài (qua mạng).
  5. Khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế, đề nghị sử dụng hóa đơn VAT và thông báo phát hành hóa đơn VAT.
  6. Báo cáo thuế định kỳ hàng tháng,quý, năm tới cơ quan quản lý thuế sở quản lý trực tiếp.
thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Giao diện Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hy vọng bạn đã có những kiến thức hữu ích.